Trang chủ

Làm đẹp

Thời trang

Tư vấn DN

Nhà thầu

Vật liệu XD

Tôn lợp mái

Thú cưng

Bao bì

Điện máy

Liên hệ

Đăng tin

Tin Mới
Thursday, 28/03/2024 |

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là gì?

5.0/5 (1 votes)

Vốn kinh doanh là nguồn vốn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và tồn tại của một doanh nghiệp. Một mô hình kinh doanh không thể vận hành và phát triển được nếu thiếu nguồn vốn. 

Vốn kinh doanh là gì?

Vậy vốn kinh doanh là gì? Có các loại vốn nào khác trong kinh doanh? Ý nghĩa vòng quay vốn lưu động là gì? Cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu chi tiết về bài viết này nhé.

1. Vốn kinh doanh là gì?

Vốn kinh doanh là tổng lượng tiền vốn dùng để đầu tư phụ vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp từ khi thành lập cho đến quá trình vận hành và phát triển. 

Vốn kinh doanh bao gồm toàn bộ giá trị tài sản kể cả các tài sản hữu hình (vật chất, tiền, thiết bị, máy móc) và vô hình (thương hiệu, giá trị công nghệ, sáng chế...)

Vốn kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định đến hoạt động, định hướng phát triển của doanh nghiệp, cá nhân.

Vốn kinh doanh là từ chỉ chung của tổng thể tất cả các loại vốn như: Vốn cố định, vốn lưu động, vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn dài hạn, vốn ngắn hạn....

1.1 Đặc điểm của vốn kinh doanh

Sau đây là các đặc điểm chi tiết của vốn kinh doanh là:

  • Vốn  dùng để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh với mục tiêu là quỹ tích lũy, sinh lời theo thời gian.
  • Vốn kinh doanh phải được hình thành trước quá trình hình thành và hoạt động của doanh nghiệp 
  • Sau một chu kỳ hoạt động, vốn kinh doanh phải được thu về để phục vụ và ứng tiếp cho kỳ, hoạt động kinh doanh tiếp theo.
  • Mất vốn kinh doanh hoặc thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh đồng nghĩa với nguy cơ dòng tiền bị ảnh hưởng, doanh nghiệp có nguy cơ phá sản.

1.2 Nguồn vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được tạo nên từ nhiều nguồn khác nhau. Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có những nguồn được hình thành từ nhiều hình thức khác nhau.

Cụ thể:

  • Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp Nhà nước được hình thành từ việc điều động vốn từ công ty mẹ đầu tư vào công ty con, Nhà nước giao vốn trực tiếp,…. 
  • Vốn kinh doanh của doanh nghiệp, công ty cổ phần thì nguồn vốn lại được hình thành bằng số tiền cổ đông đã góp cổ phần, mua cổ phiếu hoặc bổ sung từ lợi nhuận sau thuế.
  • ...

1.3 Vai trò của vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh có vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp:

  • Ảnh hưởng và quyết định trực tiếp trong hoạt động của doanh nghiệp. 
  • Giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. 
  • Giúp quá trình tái sản xuất, đầu tư trong doanh nghiệp được tiến hành liên tục, không bị ngắt quãng.
  • Vốn kinh doanh còn là tiêu chí để phân loại quy mô của doanh nghiệp.
  • Vốn kinh doanh thể hiện được tiềm lực của doanh nghiệp, nâng cao quá trình cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ.
  • ....

Việc đảm bảo nguồn vốn kinh doanh trong doanh nghiệp và sử dụng hiệu quả đối với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau không chỉ giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn vốn mà còn có những chính sách, sách lược phù hợp giúp nâng tầm doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.

2. Vốn đầu tư công là gì?

Vốn đầu tư công là các khoản vốn được lấy từ ngân sách đầu tư của nhà nước để đầu tư cho các công trình công cộng. Các khoản vốn đầu tư công thường là công trái quốc gia hay trái phiếu của chính phủ, của chính quyền địa phương xây dựng các công trình kiến trúc, hạ tầng. 

2.1 Đặc điểm đầu tư công

Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư công hay còn được gọi là đầu tư của Nhà Nước.

Việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quản lý nhà nước về đầu tư công, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công. Vốn đầu tư công chuyên để cung cấp hàng hóa, dịch vụ công vì mục đích công, phát triển kinh tế xã hội.

2.2 Các nguồn vốn đầu tư công

Các nguồn vốn đầu tư công hiện nay gồm 3 nguồn chính:

a) Nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước

  • Vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn trong nước, bao gồm cả vốn đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết và các nguồn vốn khác thuộc ngân sách nhà nước.
  • Vốn đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách địa phương.
  • Vốn trái phiếu Chính phủ.
  • Vốn công trái quốc gia.
  • Vốn hỗ trợ chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

b) Vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước.

c) Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Ngân hàng phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay để đầu tư các dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng chính sách xã hội.

3. Chiếm dụng vốn là gì?

Chiếm dụng vốn là khoản vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng tạm thời và không phải trả chi phí khi sử dụng vốn. Chiếm dụng vốn được sử dụng để chi trả cho nhà cung cấp, khách hàng, các khoản phải trả khác… mà doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thành. 

Có 3 loại vốn có thể chiếm dụng là: từ khách hàng, nhà cung cấp, nhà nước.

3.1 Chiếm dụng vốn của khách hàng là gì?

Việc chiếm dụng vốn của khách hàng đem lại nguồn vốn huy động rất lớn cho doanh nghiệp. Có rất nhiều cách để chiếm dụng vốn của khách hàng như sau:

  • Nhận tiền ứng trước thông qua các thoản thuận
  • Nhận tiền đặt cọc của khách hàng
  • ….

3.2 Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp là gì?

Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp là các hình thức nợ tiền khi mua hàng, hoặc mua hàng hóa theo công nợ gối đầu theo tháng hoặc quý tùy theo thỏa thuận. Thông thường việc chiếm dụng vốn này là thỏa thuận đồng ý giữa 2 bên cả nhà cung cấp và doanh nghiệp.

3.3 Chiếm dụng vốn của nhà nước là gì?

Chiếm dụng vốn của nhà nước là việc các doanh nghiệp nộp chậm các khoản thuế, lệ phí, các chi phí khác…. Tuy nhiên việc chiếm dụng này dễ dẫn đến tình trạng xử phạt nghiêm trọng nếu vi phạm các quy định pháp luật.

4. Thoái vốn nghĩa là gì?

Thoái vốn là quá trình các nhà đầu tư rút lại vốn đầu tư ban đầu trong doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động kinh doanh. Các hình thức thoái vốn là bán các tài sản công ty hoặc rút các khoản đầu tư hoặc bán cổ phần trong doanh nghiệp hiện có.

4.1 Các lý do dẫn đến thoái vốn là:

  • Cắt bỏ đơn vị kinh doanh không quan trọng như các công ty con, chi nhánh để tối ưu hóa chiến lược cho công ty mẹ hoặc rút khói một ngành nghề kinh doanh nào đó.
  • Thoái vốn để thu tiền, loại bỏ công ty con hoạt động kém hiệu quả hay thực hiện các nghĩa vụ pháp lí.
  • Thoái vốn để bán công ty hoặc các bộ phận khác không quan trọng.
  • Thoái vốn vì các thay đổi chính trị, xã hội ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh.

4.2 Doanh nghiệp khắc phục thoái vốn như thế nào?

  • Công bố thông tin kịp thời cho nội bộ để tránh xảy ra những vấn đề không cần thiết.
  • Chủ động tìm hiểu nguyên nhân và tìm hướng xử lý tốt nhất.
  • Tìm đối tác mới để ổn định cho sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Có kế hoạch phân bổ lại vốn giúp doanh nghiệp ổn định và hoạt động trở lại.
  • Tập trung quản lý kinh doanh để thu hút nhà đầu tư mới.

5. Vốn góp là gì?

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp khi đã được thành lập.

Góp vốn có thể thực hiện một hoặc nhiều lần tùy theo khả năng tài chính và chiến lược kinh doanh phát triển của doanh nghiệp. Góp vốn chính là góp vào vốn điều lệ khi của doanh nghiệp vì thế cần thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật. 

5.1 Các quy định về góp vốn

Tỉ lệ phần vốn góp của các chủ sở hữu trên tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp là căn cứ quan trọng quyết định phạm vi quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà đầu tư trước mọi vấn đề của doanh nghiệp.

Nhà đầu tư có quyền và nghĩa vụ tham gia quản lý doanh nghiệp và cùng chịu mọi rủi ro trước các hoạt động kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp, bao gồm cả khi phá sản hoặc giải thể.

5.2 Tài sản góp vốn gồm:

Tài sản góp vốn rất đa dạng gồm Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị của quyền sử dụng đất, giá trị của quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có giá trị định giá bằng Đông Việt Nam...

6. Ý nghĩa vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động là số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số vòng quay vốn càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động ổn định và sử dụng vốn lưu động hiệu quả và ngược lại. 

Nếu vòng quay vốn lưu động thấp chứng tỏ khả năng sản xuất và thu hồi vốn chậm, doanh thu không tăng trưởn và hoạt động sản xuất ngưng trệ.

Tùy vào từng lĩnh vực và ngành nghề mà vòng quay vốn lưu động khác nhau. Vòng vốn lưu động của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sẽ cao hơn vòng vốn lưu động của doanh nghiệp hoạt động sản xuất. 

6.1 Vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động có vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Dựa vào vòng quay vốn lưu động để xác định và đánh giá được sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Vòng quay vốn lưu động càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động tốt, lợi nhuận tăng, khả năng thu hồi vốn nhanh, hàng tồn kho giảm. 
  • Vòng quay vốn lưu động thấp chứng công ty đang kinh doanh không tốt, lợi nhuận thấp hoặc thậm chí lỗ vốn, khả năng thu hồi vốn chậm. Từ đây, doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch vận hành và chiến lược phát triển.
  • Để quản lý tốt vòng vốn lưu động thì bạn cần phải quản lý tốt: hàng tồn kho, công nợ và dòng tiền trong doanh nghiệp, đặc biệt là tiền mặt.

6.2 Cách tính vòng quay vốn lưu động

Công thức tính vòng quay vốn lưu động là: Vòng quay vốn lưu động   = Doanh thu thuần/ Vốn lưu động bình quân.

Trong đó :

  • Doanh thu thuần là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ các khoản giảm, trừ doanh thu như thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại hoặc doanh thu bán hàng bị trả lại
  • Vốn lưu động bình quân được tính = (Vốn lưu động tháng 1 + tháng 2 ... tháng 12)/12

6.3 Cách quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả

Để quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả cần quản lý chặt chẽ các công việc sau:

  • Quản lý hàng tồn kho để định hướng kế hoạch sản xuất và kinh doanh.
  • Quản lý công nợ để nắm được vận hành dòng tiền cũng như linh hoạt trong kế hoạch kinh doanh
  • Quảng lý tiền mặt để giúp điều phối hoạt động kinh doanh.

Trên đây là những thông tin bài viết về các loại vốn trong doanh nghiệp, hi vọng bài viết sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích và giá trị.

>> Các bạn xem thêm điểm hòa vốn là gì?

Nếu bạn còn thắc mắc gì về các vấn đề trên thì đừng ngân ngại liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được tư vấn và giải đáp nhé. 

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com


BÀI VIẾT LIÊN QUAN