Trang chủ

Làm đẹp

Thời trang

Tư vấn DN

Nhà thầu

Vật liệu XD

Tôn lợp mái

Thú cưng

Bao bì

Điện máy

Liên hệ

Đăng tin

Tin Mới
Sunday, 28/04/2024 |

Kinh doanh khách sạn

5.0/5 (2 votes)
- 3

Dịch vụ kinh doanh khách sạn ngày một tăng cao bởi nhu cầu du lịch hiện nay ngày một phát triển mạnh và chưa bao giờ hết hot. Kinh doanh khách sạn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vậy nên nếu có nhu cầu kinh doanh khách sạn thì bạn phải lưu ý và cầ tuân thủ các điều kiện kinh doanh khách sạn theo quy định.

Kinh doanh khách sạn

Vậy kinh doanh khách sạn có đặc điểm gì? Các điều kiện kinh doanh khách sạn như thế nào? Các loại chi phí trong kinh doanh khách sạn như thế nào? Kinh doanh khách sạn cần chuẩn bị những gì? Cùng Tân Thành Thịnh giải đáp chi tiết những câu hỏi trên tại bài viết này nhé.

1. Đặc điểm kinh doanh khách sạn

Kinh doanh khách sạn là nơi cung cấp các dịch vụ lưu trú với đầy đủ tiện nghi, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách lưu lại qua đêm và thường được xây dựng tại các địa điểm du lịch, sân bay, nhà ga…

Kinh doanh khách sạn được thực hiện trên cơ sở kết hợp nhiều yếu tố như là: cơ sở vật chất(phòng, buồn), các trang thiết bị (giường, chăn, màn, bàn, ghế, tủ lạnh, ti vi), các bộ phận phòng ban quản lý(lễ tân, nhân, buồng phòng, lao công…) tạo nên những điều kiện tốt nhất phục vụ khách lưu trú trong những điểm điểm nhất định.

1.1 Phân loại khách sạn

Có rất nhiều cách phân loại khách sạn khác nhau như là:

>> Theo vị trí địa lý

  • Khách sạn thành phố
  • Khách sạn nghỉ dưỡng
  • Khách sạn ven đô
  • Khách sạn ven đường
  • Khách sạn sân bay

>> Theo mức độ cung cấp dịch vụ

  • Khách sạn sang trọng
  • Khách sạn với dịch vụ đầy đủ
  • Khách sạn cung cấp số lượng hạn chế dịch vụ
  • Khách sạn thứ hạng thấp

>> Theo quy mô của khách sạn

  • Khách sạn quy mô lớn
  • Khách sạn quy mô trung bình
  • Khách sạn quy mô nhỏ

>> Theo hình thức sở hữu và quản lý 

  • Khách sạn tư nhân
  • Khách sạn Nhà nước
  • Khách sạn liên doanh liên kết

>> Theo mức giá sản phẩm lưu trú

  • Khách sạn có mức giá cao nhất
  • Khách sạn có mức giá cao
  • Khách sạn có mức giá trung bình
  • Khách sạn có mức giá bình dân
  • Khách sạn có mức giá thấp nhất

>> Theo tiêu chuẩn chất lượng khách sạn

  • Khách sạn 2 sao
  • Khách sạn 3 sao
  • Khách sạn 4 sao
  • Khách sạn 5 sao

1.2 Đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh khách sạn

Mỗi một mô hình kinh doanh sẽ có những đặc thù, đặc điểm riêng biệt, với mô hình kinh doanh khách sạn cũng vậy, sau đây là các đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh khách sạn:

  • Hoạt động kinh doanh khách sạn vô cùng phức tạp, vừa mang tính chất sản xuất nhưng cũng vừa mang tính phục vụ khách lưu trú. Vì thế để khách sạn tạo được những ấn tượng tốt và trở thành những top khách sạn hàng đầu hiện nay thì phải có những văn hóa và nét đặc trưng riêng biệt.
  • Hoạt động kinh doanh của khách sạn có tính thời điểm, thời vụ và phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế xã hội ở thời điểm cụ thể (minh chứng rõ nhất là năm 2020 hoạt động kinh doanh khách sạn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh).

Vì thế đòi hỏi các đơn vị kinh doanh khách sạn phải có chiến lược kinh doanh cụ thể, xây dựng định mức chi phí, giá thành và giá bán sản phẩm dịch vụ đảm bảo phù hợp với từng thời điểm để đảm bảo quyền lợi doanh nghiệp và mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách lưu trú.

  • Sản phẩm kinh doanh dịch vụ khách sạn là một sản phẩm dịch vụ không có hình thái vật chất cụ thể, không lưu trữ được và không có sản phẩm tồn kho. Quá trình sản xuất cũng đồng thời là quá trình tiêu thụ sản phẩm.
  • Chất lượng dịch vụ khách sạn được quyết định bởi các trang thiết bị, vật dụng, các trang trí phòng ốc, cách phục vụ của nhân viên khách sạn. Giá phòng cũng dựa vào những tiêu chí này mà phân thành nhiều loại khác nhau, ví dụ như phòng VIP, phòng thường, phòng loại 1, loại 2….
  • Chi phí kinh doanh khách sạn thường rơi vào các khoản chi phí cố định, đặc biệt là chi phí khấu hao tài sản cực lớn. Còn chi phí hỗ trợ hoạt động kinh doanh khách sạn như nhân công, nguyên  vật liệu…. không cao.
  • Sản phẩm của ngành kinh doanh khách sạn là dịch vụ hay mang tính chất phục vụ. Do đó, hoạt động kinh doanh khách sạn cần sử dụng nhiều lao động trực tiếp.

Mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có những đặc thì riêng nên đòi hỏi khi bạn có nhu cầu kinh doanh hay làm việc trong ngành nghề đó phải nắm vững những đặc điểm kinh doanh cụ thể để hoàn thành tốt công việc và hạn chế những rủi ro nhất định.

2. Kinh doanh khách sạn cần những gì?

Theo quy định tại Luât Du lịch 2017 cùng Nghị định số 168/2017/NĐ-CP và Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL thì doanh nghiệp muốn kinh doan khách sạn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định.


2.1 Điều kiện kinh doanh khách sạn

Đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên không phải ai cũng có thể kinh doanh khách sạn được. Để có thể đầu tư và xây dựng mô hình kinh doanh khách sạn cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch theo quy định pháp luật

Đối với điều kiện này thì doanh nghiệp có thể thực hiện đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày, dài ngày với mã ngành 5510 là hoàn toàn có thể hoạt động kinh doanh được.

b) Điều kiện về cơ sở vật chất, dịch vụ khách sạn

  • Có tối thiểu 10 buồng ngủ, có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.
  • Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.
  • Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.
  • Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm. Thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
  • Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.

c) Có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự

  • Đăng ký giấy chứng nhận về đủ điều kiện an ninh, trật tự. Cơ quan cấp: Giấy chứng nhận để điều kiện an ninh trật tư do cơ quan công an có thẩm quyền cấp cho cơ sở đầu tư kinh doanh.

d) Điều kiện về người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh

  • Đối với người Việt Nam: Không được thuộc các trường hợp: Đã bị khởi tố hình sự, có tiền án chưa được xóa án tích, đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù, bị cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện an ninh, trật tự,…
  • Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Không thuộc trường hợp chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú. 

e) Có biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường

  • Đăng ký cấp giấy phép cam kết bảo vệ môi trường. Cơ quan cấp: Phòng tài nguyên môi trường địa phương.

f) Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Cơ quan cấp: Ban quản lý an toàn thực phẩm cấp giấy chứng nhận (thuộc sở Y tế)
  • Tổ chức đào tạo, kiểm tra sức khỏe cho nhân viên thường xuyên.

g) Giấy chứng nhận an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định

  • Doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

h) Thông báo tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 

Khi được cấp đủ các hồ sơ, giấy chứng nhận trên thì trước khi đi vào hoạt động doanh nghiệp phải thông báo tới sở văn hóa, thể thao và du lịch để cấp phép hoạt động. Thời gian chậm nhất là 15 ngày trước khi đi vào hoạt động.

Để giúp bạn có thể hoàn thành mọi thủ tục giấy tờ về pháp lý khi đăng ký giấy phép kinh doanh khách sạn thì dịch vụ kế toán Tân Thành Thịnh hân hạnh được đồng hành cùng bạn khi đăng ký cơ sở kinh doanh khách sạn.

Khi sử dụng dịch vụ tại Tân Thành Thịnh bạn sẽ được hỗ trợ và đạt được những kết quả sau đây:

  • Tư vấn những thông tin pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh khách sạn.
  • Tư vấn và chuẩn bị hồ sơ đăng ký cơ sở kinh doanh khách sạn nhanh chóng và hiệu quả.
  • Trực tiếp thực hiện soạn hồ sơ cho bạn.
  • Thay mặt doanh nghiệp nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Nhận kết quả và giao kết quả đến tận nơi cho bạn.

Tân Thành Thịnh cam kết: không phát sinh chi phí trong thời gian làm việc và đảm bảo thực hiện hồ sơ nhanh chóng giúp bạn có thể nhanh chóng đi vào hoạt động kinh doanh.

2.2 Các loại chi phí trong kinh doanh khách sạn

Có thể nói hoạt động kinh doanh khách sạn là mô hình kinh doanh tốn khá nhiều chi phí và tổng chi phí đầu tư ban đầu thường rất lớn.

Vì thế bạn cần nắm rõ từng loại chi phí trong kinh doanh khách sạn để đảm bảo phân bổ nguồn vốn hợp lý, đảm bảo cho sự vận hành và phát triển của khách sạn ở những giai đoạn đầu. Sau đây là 6 loại chi phí chính trong kinh doanh khách sạn hiện nay:

a) Chi phí xây dựng khách sạn

Khoảng chi phí xây dựng khách sạn là khoảng chi phí chiếm nhiều nhất trong tổng vốn đầu tư kinh doanh khách sạn, đặc biệt là với các khách sạn có quy mô lớn, sang trọng.

Vì thế trước khi tiến hành xây dựng khách sạn bạn cần xác định được loại hình khách sạn kinh doanh, quy mô như thế nào và từ đó tính toán phương án thi công và xây dựng, đồng thời dự toán được chi phí thiết kế và thi công khách sạn cho đến khi hoàn thiện sao cho phù hợp với nguồn lực, tổng vốn kinh doanh bạn có.

b) Chi phí thuê mặt bằng

Chi phí thuê mặt bằng xảy ra ở 2 trường hợp là: thuê đất để xây dựng khách sạn hoặc thuê mặt bằng khách sạn đã có trước đó và tân trang lại để kinh doanh.

Chi phí thuê mặt bằng phụ thuộc vào vị trí địa lý, một địa điểm phù hợp và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh khách sạn thường có chi phí rất cao nên bạn cần dự toán kỹ để đảm bảo mang lại những hiệu quả nhất định.

c) Chi phí đầu tư trang thiết bị, nội thất

Chất lượng dịch vụ và không gian khách sạn sang trọng, hiện đại, có phong cách  riêng sẽ giúp thu hút được rất nhiều khách lưu trú. Và nhữn yếu tố này phụ thuộc vào khả năng đầu tư trang thiết bị, nội thất và thiết kế không gian bên trong của khách sạn sau khi xây dựng.

Các trang thiết bị trong khách sạn gồm có các loại giường, tủ, ghế, đồ nhà bếp, giặt ủi… và vật dụng trang trí tại các góc tường, sàn, sảnh chờ…. Những vật dụng này thường tốn chi phí nhiều nhất ở giai đoạn đầu, sau đó có thể tân trang và chỉnh sửa.

Để đảm bảo mang lại sự sang trọng, phù hợp với phong cách thiết kế của khách sạn và tiết kiệm chi phí thì nên sử dụng các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp.

d) Chi phí nhân sự vận hành

Là ngành nghề dịch vụ chuyên phục vụ khách lưu trú nên số lượng nhân sự vận hành khách sạn là vô cùng lớn. Vì thế đây là một khoản chi phí cố định bắt buộc trong mỗi mô hình kinh doanh khách sạn bạn cần chuẩn bị mỗi tháng.

e) Chi phí quảng cáo, marketing

Để quảng bá được hình ảnh của khách sạn đến những khách hàng tiềm năng thì việc đầu tư cho quảng cáo và các chiến dịch truyền thông là vô cùng quan trọng.

Có rất nhiều hình thức quảng các cho khách sạn bạn có thể lựa chọn như là: treo các banner, biển quảng cáo treo ở những nơi đông người, liên kết với công ty du lịch, lữ hành để đem khách đến lưu trú tại khách sạn, quảng bá hình ảnh khách sạn online trên các trang web du lịch, mạng xã hội hoặc trang web riêng của công ty,…

f) Chi phí duy trì hoạt động khách sạn

Cuối cùng là chi phí duy trì hoạt động khách sạn mỗi tháng không thể thiếu là: chi phí điện nước, chi phí bảo hành bảo trì trang thiết bị, chi phí các dịch vụ internet….

Trên đây là tất cả các loại chi phí trong kinh doanh khách sạn bạn nên biết, đặc biệt đối với những khách sạn mới đi vào hoạt động thì ngoài các chi phí trên bạn nên chuẩn bị thêm một khoản chi phí dự trữ để đảm bảo bù vào các hoạt động kinh doanh khi khách sạn chưa có lợi nhuận ở những tháng đầu tiên.

3. Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn bạn nên biết

Làm chủ một khách sạn là niềm mơ ước của rất nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng có thể thể vận hành khách sạn để mang lại những hiệu quả kinh doanh nhất định. Để hạn chế những rủi ro nhất định và vận hành khách sạn phát triển bạn phải lưu ý những điều sau đây:


3.1 Chuẩn bị vốn kinh doanh

Đối với mô hình kinh doanh khách sạn nói riêng và các loại mô hình kinh doanh khác nói chung thì vốn là điều kiện tiên quyết quyết định đến sự thành bại và phát triển của doanh nghiệp.

Loại hình kinh doanh khách sạn tốn rất nhiều chi phí đầu tư, đặc biệt là chi phí đầu tư ban đầu cực kỳ lớn như là: chi phí xây dựng, chi phí thuê mua địa điểm, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm tiện nghi, trả lương cho nhân viên, chi phí duy trì hoạt động của khách sạn…

Vì thế bạn cần có sự tính toán, dự toán và chuẩn bị nguồn vốn phù hợp để đảm bảo tiến độ kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2 Nghiên cứu thị trường

Để đảm bảo không bị thua lỗ cũng như hạn chế những rủi ro với khoản chi phí cực lớn bạn phải có sự nghiên cứu và khảo sát thị trường một cách kỹ lưỡng, chi tiết.

3.3 Lựa chọn mô hình kinh doanh khách sạn

Có nhiều mô hình kinh doanh khách sạn, bạn cần xác định và lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp với những khảo sát và nghiên cứu thị trường trên để đảm bảo mang lại những thành công nhất định cho kế hoạch kinh doanh khách sạn sau này.

3.4 Xác định địa điểm kinh doanh khách sạn

Kinh doanh khách sạn là mô hình kinh doanh theo địa điểm vùng miền, vì thế địa điểm kinh doanh khách sạn là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến số lượng khách, doanh thu của doanh nghiệp.

Các tiêu chí lựa chọn địa kinh doanh khách sạn phù hợp thường là:

  • Khách sạn nằm ở mặt tiền, trục đường lớn, giao thông thuận tiện thì khả năng thu hút khách sẽ cao, tuy nhiên chi phí lớn. Ngược lại, nếu khách sạn của bạn nằm sâu trong ngõ nhỏ, khả năng thu hút khách sẽ giảm nhưng chi phí bạn bỏ ra thì lại ít.
  • Khách hàng thường có xu hướng lựa chọn những khách sạn nằm gần các điểm du lịch nổi tiếng, nhà ga, sân bay… để thuận lợi cho việc di chuyển.
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh trang để có phương án kinh doanh với khả năng cạnh tranh phù hợp với năng lực và nguồn vốn của mình. 
  • Khi lựa chọn địa điểm khách sạn, hãy tính đến khả năng mở rộng trong tương lai. Nếu địa điểm không đáp ứng được yêu cầu này của bạn, hãy cân nhắc vì nó có thể giới hạn khả năng mở rộng kinh doanh của bạn.

3.5 Đăng ký thủ tục cấp phép kinh doanh

Là một ngành kinh doanh có điều kiện nên doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh theo đúng các quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong kinh doanh.

3.6 Tuyển nhân sự vận hành khách sạn

Yếu tố con người là vô cùng quan trọng nhất và quyết định đến chất lượng phục vụ của khách sạn. Vì thế bạn cần xây dựng một đội ngũ nhân sự có văn hóa riêng của khách sạn để đảm bảo mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách lưu trú.

3.7 Xây dựng kế hoạch kinh doanh và quảng bá khách sạn

Sau cùng là xây dựng kế hoạch kinh doanh và quảng bá khách sạn thường xuyên tới những khách hàng mục tiêu, đồng thời thiết kế những chương trình lưu đãi cho những khách hàng đã sử dụng dịch vụ của khách sạn để họ trở thành những khách hàng trung thành và quảng bá khách sạn của bạn.

Trên đây là những thông tin bài viết xoay quanh vấn đề về kinh doanh khách sạn, hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc về các vấn đề thủ tục, hồ sơ chứng từ đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh khách sạn vui lòng liên hệ trực tiếp Tân Thành Thịnh để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.


Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN