Trang chủ

Làm đẹp

Thời trang

Tư vấn DN

Nhà thầu

Vật liệu XD

Tôn lợp mái

Thú cưng

Bao bì

Điện máy

Liên hệ

Đăng tin

Tin Mới
Tuesday, 19/03/2024 |

Kinh nghiệm mở công ty xây dựng

5.0/5 (4 votes)
- 19

Bạn đang tìm hiểu về việc thành lập công ty xây dựng? Đề thành lập công ty xây dựng cần những gì? Điều kiện, thủ tục thành lập công ty xây dựng như thế nào? Vốn điều lệ thành lập công ty xây dựng là bao nhiêu? Là những vấn đề mà nhiều nhà đầu tư cho lĩnh vực này quan tâm. 

Kinh nghiệm mở công ty xây dựng

1. Công ty xây dựng là gì?

Công ty xây dựng là một trong những doanh nghiệp thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện . Vì thế để thành lập công ty xây dựng bạn phải xác định được ngành nghề kinh doanh chính trong các nhóm ngành xây dựng là gì để chuẩn bị những điều kiện cũng như thủ tục liên quan.


 a) Các nhóm ngành kinh doanh trong ngành xây dựng gồm:

  • Nhóm 1: Giám sát thi công
  • Nhóm 2: Thiết kế công trình
  • Nhóm 3: Thiết kế xây dựng
  • Nhóm 4: Tư vấn thiết kế hạng mục công trình
  • Nhóm 5: Xây nhà dân dụng
  • Nhóm 6: Xây lắp công trình đường bộ
  • Nhóm 7: Xây dụng công trình dân dụng, san lắp mặt bằng….

Và nước lại đối với 3 nhóm ngành sau cùng thì không cần phải có chứng chỉ hành nghề mà chỉ cần đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành cấp 4 là hoàn tất thủ tục.

Do đó, tùy vào từng nhóm ngành đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ liên quan để giúp doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

b) Điều kiện về vốn điều lệ thành lập công ty xây dựng

Sau khi lựa chọn được ngành nghề kinh doanh bạn phải tìm hiểu kỹ về vốn điều lệ thành lập công ty xây dựng và cả những ảnh hưởng của vốn điều lệ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau này.


Ngành, nghề xây dựng không thuộc nhóm ngành nghề yêu cầu vốn pháp định khi đăng ký kinh doanh nên khi thành lập công ty xây dựng KHÔNG CẦN CHỦ DOANH NGHIỆP CHỨNG MINH vốn điều lệ và cũng không yêu cầu mức vốn nào cố định.

Tuy nhiên, như đã chia sẻ bên trên thì vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động công ty, đặc biệt là ảnh hưởng tới năng lực của công ty khi tham gia đấu thầu và làm hồ sơ đấu thầu. Vì thế phải lựa chọn một mức vốn PHÙ HỢP để vừa đảm bảo mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh, vừa thực hiện đúng quy định pháp luật.

Để lựa chọn được mức vốn phù hợp với ngành nghề xây dựng hãy liên hệ công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp Tân Thành Thịnh để được tư vấn chi tiết hơn.

Ngoài ra, vốn điều lệ ảnh hưởng tới mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm như sau:

  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm.
  • Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm.

c) Điều kiện về người thành lập công ty xây dựng

Người đại diện/ thành lập công ty xây dựng sẽ chịu mọi trách nhiệm liên quan đến vận hành và phát triển của doanh nghiệp trước pháp luật, đối tác, khách hàng… Vì thế người thành lập công ty phải đáp ứng những điều kiện sau đây:

  • Là người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, đáp ứng được yêu cầu về tư cách pháp nhân.
  • Chủ công ty/ doanh nghiệp là công dân Việt Nam/ người nước ngoài định cư tại Việt Nam: Các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập công ty kinh doanh.
  • Doanh nhân nước ngoài có quốc tịch là các nước thành viên WTO: Thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam, Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, Thành lập CNDN, VPĐD tại Việt Nam.

2. Thủ tục thành lập công ty xây dựng

Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh, xin được chia sẻ với các bạn việc thành lập công ty xây dựng thực hiện qua 4 bước sau đây:


2.1 Các bước thành lập công ty xây dựng

a) Bước 1: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư xin cấp đăng ký kinh doanh

Sau khi hồ sơ chuẩn bị thành lập doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ thì bạn tiến hành nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Nếu bạn bận rộn, bạn không có nhiều thời gian và chuẩn bị hồ sơ, đợi duyệt và hoàn tất thủ tục thì có thể sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Tân Thành Thịnh để giúp bạn thực hiện nhanh chóng quá trình này.

b) Bước 2: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Sau khi hồ sơ được duyệt và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải thực hiện việc công bố thông tin lên công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục đúng quy định.

c) Bước 3: Khắc dấu và thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác theo quy định tại Điều 44 Luật doanh nghiệp 2014.

  • Mẫu con dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực dấu.
  • Số lượng con dấu.
  • Quy định về quản lý và sử dụng con dấu.

Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể như là hình tròn, hình đa giác…Với điều kiện đảm bảo rằng mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.

Sau khi làm con dấu thì phải thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh để được đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp. 

d) Bước 4: Kê khai và đóng thuế môn bài

Tiếp theo là thực hiện việc kê khai và đóng thuế môn bài cho doanh nghiệp. Tùy vào mức vốn điều lệ đăng ký doanh nghiệp mà thực hiện kê khai, đóng thuế theo quy định.

2.2 Dịch vụ thành lập công ty xây dựng – Tân Thành Thịnh

Công ty Tân Thành Thành là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty xây dựng uy tín, chuyên nghiệp tại tphcm. 

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn và đăng ký thành lập công ty, Tân Thành Thịnh đã trở thành địa chỉ tin cây được nhiều khách hàng “chọn mặt gửi vàng” đồng hành trong việc thành lập công ty đủ các điều kiện pháp lý và hỗ trợ tốt trong việc kinh doanh.


Ngoài việc tư vấn chuyên sâu những kiến về vấn đề thành lập công ty xây dựng để đảm bảo mang lại những quyền lợi tối ưu nhất cho đối tác, khách hàng, đội ngũ nhân sự Tân Thành Thịnh còn phụ trách soạn thảo hồ sơ, theo dõi tiến độ và xử lý vấn đề phát sinh cho đến khi doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định.

a) Quy trình tiếp nhận thành lập công ty xây dựng

Để tiết kiệm thời gian của khách hàng cũng như hoàn tất những thủ tục thành lập công ty nhanh nhất để doanh nghiệp đi vào ổn định và hoạt động thì Tân Thành Thịnh xin gửi tới quý khách hàng quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ thành lập công ty xây dựng như sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin, tư vấn khách hàng về mọi vấn đề liên quan đến pháp lý và quyền lợi, nghĩa vụ thành lập công ty xây dựng.
  • Bước 2: Chuẩn bị những giấy tờ liên quan, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty.
  • Bước 3: Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập công ty xây dựng.
  • Bước 4: Đại diện doanh nghiệp thực hiện hoàn tất cả thủ tục sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

b) Cam kết dịch vụ

  • Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào.
  • Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
  • Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
  • Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan, đặc biệt là vốn điều lệ và thủ tục thành lập.
  • Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
  • Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

Trên đây là những thông tin bài viết về thành lập công ty xây dựng, hi vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích và giá trị cho bạn. 

>> Các bạn xem thêm so sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh

4. Những kinh nghiệm thành lập công ty xây dựng

Việc mở công ty xây dựng không phải quá khó khăn nhưng làm thế nào để duy trì được nó thì cần có chiến lược rõ ràng và bài bản. Tân Thành Thịnh, xin được chia sẻ thêm 12 kinh nghiệm khi mở công ty xây dựng bạn nên lưu ý.


2.1  Kinh nghiệm cân đối vốn thành lập công ty xây dựng

Nếu đăng ký ngành kinh doanh thông thường thì không cần mức vốn tối thiểu khi thành lập công ty xây dựng. Tuy nhiên khi đăng ký ngành có yêu cầu vốn pháp định sẽ cần có mức vốn tối thiểu theo quy định của ngành nghề đó.

2.2 Đặt địa chỉ công ty xây dựng như thế nào?

Khi mới thành lập để tiết kiệm chi phí cho hoạt động doanh nghiệp bạn có thể đặt địa chỉ công ty mượn của người thân, bạn bè hay thuê văn phòng ảo để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên địa chỉ cần chính xác, rõ ràng.

2.3 Kinh nghiệm đặt tên công ty xây dựng

Bạn cần phải nhớ rằng tên công ty không được trùng lặp và không thuộc vào điều cấm của luật 

2.4 Kinh nghiệm đăng ký ngành nghề kinh doanh

Nếu đăng ký ngành nghề không yêu cầu điều kiện kinh doanh thì không cần chuẩn bị điều kiện chứng chỉ hành nghề hay mức vốn pháp định. Thành lập công ty xây dựng thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bạn xem thêm:

Đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng về ngành nghề kinh doanh

Thế nhưng nếu chọn ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh thì doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện chứng chỉ hành nghề và điều kiện mức vốn pháp định.

 2.5 Kinh nghiệm chọn người đại diện pháp luật

 Người đại diện theo pháp luật là người đại diện doanh nghiệp để thực hiện các giao dịch nên quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Do đó cần chọn người có trình độ quản lý hay trình độ chuyên môn để điều hành doanh nghiệp. Tránh chọn những người không đủ khả năng về kỹ năng, kinh nghiệm.

 2.6 Kinh nghiệm đóng thuế sau khi thành lập công ty xây dựng

  • Thuế môn bài: mức đóng thuế căn cứ vào vốn điều lệ mà công ty đã đăng ký. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp  công ty phải đóng thuế.
  • Thuế giá trị gia tăng: đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: đóng sau khi kết thúc năm tài chính
  • Thuế xuất khẩu : đóng khi thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa.
  • Thuế nhập khẩu : đóng khi thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa.

2.7 Kinh nghiệm đóng thuế bằng phần mềm chữ ký số điện tử

Mỗi doanh nghiệp đều phải mua phần mềm chữ ký số điện tử để phục vụ báo cáo và đóng thuế và kế toán công ty là người đóng thuế cho doanh nghiệp.

 2.8 Kinh nghiệm chọn kế toán cho công ty xây dựng

Sau khi thành lập công ty buộc phải có người làm kế toán. Họ sẽ đóng thuế, làm sổ sách, báo cáo thuế, xuất hóa đơn chứng từ. Nếu như doanh nghiệp có tiềm lực tài chính có thể thuê 1 người làm kế toán về công ty. Nếu muốn tiết kiệm chi phí ban đầu thì có thể thuê dịch vụ kế toán bên ngoài.

2.9 Kinh nghiệm  xây dựng thương hiệu  

Khi thành lập công ty, các doanh nghiệp đều muốn thương hiệu doanh nghiệp mình phát triển và nổi tiếng. Bởi vậy cần xây dựng thương hiệu dễ đọc, dễ nhớ, xúc tích, ngắn gọn và phải có ý nghĩa với khách hàng, ngành nghề kinh doanh. Đặc biệt cần kết hợp marketing truyền thống và marketing online để có được lượng khách hàng ổn định.

2.10   Am hiểu pháp luật và nắm vững thị trường

Điều này có thể giúp bạn tránh được các rủi ro có thể xảy đến với công ty. Ngoài ra am hiểu khách hàng và thị trường có thể giúp bạn giải quyết được bài toán về cung cầu, có giải pháp cho tồn kho. Đồng thời có thể nhanh chóng hoàn thiện thủ tục thành lập công ty và đi vào hoạt động.

2.11 Huy động vốn cho công ty xây dựng

Dù bạn muốn dùng vốn để sản xuất hay xoay vòng thì nó đều quan trọng và quyết định xem công ty có thể hoạt động hay ngừng lại. Việc huy động vốn có chút khó khăn là cần phải chứng minh được cho cổ đông thấy kế hoạch của bạn sẽ sinh lời. Từ đó họ mới đầu tư cho bạn.

 2.12 Lên kế hoạch chiến lược kinh doanh lâu dài

 Bạn nên có kế hoạch dự phòng cũng như tính toán tỉ mỉ về các phương  án rủi ro và tìm cách khắc phục, tháo gỡ nếu chẳng may gặp phải. Ngoài ra bạn cũng cần xác định hướng đi lâu dài cho công ty vừa để quay vòng vốn, vừa ổn định nhân công và mặt bằng.

Quá trình hoạt động có thể sẽ có chuyện xảy ra ví dụ bạn chuyển hướng kinh doanh mặt hàng khác bạn cần thay đổi giấy phép kinh doanh để hoạt động bình thường. Công ty có thể hoạt động và thành công không phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và hiểu biết của bạn.

Với những kinh nghiệm thành lập công ty xây dựng mà chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng sẽ là những thông tin hữu ích với các bạn. Nếu vẫn còn thắc mắc hay cần tư vấn bạn có thể liên hệ qua hotline để được hỗ trợ nhé.

>> Các bạn xem thêm kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 | Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN